Thanh long Bình Thuận vẫn được mua tại vườn

Trước thông tin một cửa khẩu Trung Quốc tạm dừng nhập, thanh long Bình Thuận vẫn được thương lái thu mua tại vườn đều đặn, giá 8.000-13.000 đồng một kg.

Mấy ngày qua, nông dân tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước thông tin phía Trung Quốc tạm ngưng nhập thanh long ở cửa khẩu phụ Đông Hưng (tỉnh Quảng Ninh) do có một lô hàng bị phát hiện nhiễm nCoV. Họ lo lắng nếu thanh long không xuất được sẽ ảnh hưởng đến sản xuất.

Nhưng những ngày qua, nhiều thương lái hằng ngày vẫn tìm đến các vườn thanh long vừa chín tới. Hơn nữa, giá mua tại vườn trong tuần qua lại cao hơn so với tháng trước đến vài nghìn đồng.

Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho biết

Các doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu trên địa bàn đang hoạt động bình thường. Hàng ngày các xe chở hàng vẫn tiếp tục đưa thanh long ra các cửa khẩu giáp biên giới tiêu thụ.

“Từ tối 21/9, cửa khẩu Đông Hưng đã mở cửa trở lại. Cửa khẩu Tân Thanh cũng hoạt động ổn định từ trước đến nay, nên thanh long Bình Thuận vẫn được xuất bình thường”, ông Tài nói.

Ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho rằng, thông tin từ phía Trung Quốc phát hiện trên bao bì đóng gói thanh long của một doanh nghiệp Bình Thuận bị nhiễm Covid-19 hiện cũng chỉ là thông tin một chiều, “chưa có gì chứng minh”. Hôm 21/9, đoàn công tác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Bình Thuận chủ trì đã làm việc với nhà đóng gói (ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để xác minh. Ông Tấn cho biết sẽ thông tin ngay khi có kết luận.

Bình Thuận có hơn 33.000 ha thanh long, sản lượng trên 550.000 tấn một năm, đứng đầu cả nước. Hiện hơn 80% sản lượng được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, chủ yếu qua đường tiểu ngạch ở các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đông Hưng (Quảng Ninh), trong đó cửa khẩu Tân Thanh chiếm phần lớn.

Thanh long ruột đỏ và vô vàn lợi ích cho sức khỏe

Agriculture, with its allied sectors, is unquestionably the largest livelihood provider in India, more so in the vast areas agriculture, in terms of food security, rural employment, and sustainable technologies such as soil are essential for holistic rural development.

During the initial years of introduction of the modem crop varieties, micronutrient deficiency disorders were discovered as an obstacle to obtain higher yields. Sustainable management of natural resources for achieving food, nutritional, environmental and livelihood security in the country. Developed multipurpose rubber dam for watershed to reduce soil erosion, create water storage facility, enhance ground water recharge and quick & safe disposal of sediments. This section provides the information on agriculture produces; machineries, research, field of natural resource management.